Sàn gỗ chống thấm nước

Sàn gỗ công nghiệp chống thấm nước đến mức độ nào và có chịu được nước không? Đây là vấn đề mà các gia chủ đang rất quan tâm mà chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Hiện nay, việc sử dụng sàn gỗ công nghiệp cho chung cư đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng . Sàn gỗ được dùng để lót nền cho phòng ngủ, phòng khách, bếp và thậm chí là cả nhà tắm. Vậy kết cấu chống ẩm chịu nước được sản xuất như thế nào? Khả năng và tuổi thọ của nó đến đâu?

Sàn gỗ chịu nước sàn công nghiệp chống thấm nước

Sàn gỗ chống không thấm nước

Sàn gỗ chống thấm nước

Sàn gỗ chịu nước

Hầu hết các dòng sàn gỗ sẽ hỏng khi tiếp xúc với độ ẩm cao, cho dù thông qua không khí hoặc bị sự cố tràn nước thường xuyên, điều quan trọng nhất là sàn phải có lớp bảo vệ. Miễn là các sự cố tràn nước được khắc phục kịp thời, bề mặt sàn không bị hỏng làm hỏng lõi thì sàn gỗ vẫn an toàn khi tiếp xúc với nước. Sàn chịu nước là một lựa chọn tuyệt vời cho các khu vực có rủi ro tiếp với nước nhưng ở mức tối thiểu.

Hiểu nôm na là nó có thể chịu nước trong các sự cố nhỏ như: Nước rơi rớt trong quá trình sử dụng, nước em bé tè dầm, nước từ bàn chân ướt, nước từ độ ẩm không khí. Trong một số trường hợp cụ thể như nước mưa hắt từ cửa sổ vào số lượng nhỏ trên bề mặt, nước tràn một tý tẹo từ nhà vệ sinh, không may đổ cốc nước ra nền nhà,… Chúng ta phát hiện ra, lau ngay đi thì không để lại hư hại nào.

Sàn gỗ chống thấm

Sàn gỗ chống thấm nước là những dòng sử dụng hèm khóa chất lượng với độ ăn khớp cao. Với hẻm khóa này, việc lắp đặt không cần dùng đến keo, thay vào đó, các mốc nối sẽ liên kết chặt chẽ với nhau. Điều này làm cho sàn gỗ siêu chống thấm nước và thông thường sàn gỗ chống nước còn có khả năng chống trầy xước, chịu lực tốt nên hầu như không chịu tác động từ môi trường bên ngoài. Sàn loại này có thể tự thi công bằng tay rất đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng.

Cấu tạo sàn gỗ chống thấm nước

Sàn gỗ chống thấm nước  1

Loại sàn gỗ này có kết cấu từ 4 phần chính: lớp bề mặt trên cùng, lớp tạo vân, cốt gỗ và lớp cân bằng. 4 phần liên kết và bổ trợ cho nhau, giúp kết cấu chắc chắn, tăng tuổi thọ sử dụng

Lớp bề mặt

Đây là lớp trên cùng của sàn gỗ. Được làm từ loại vật liệu nhựa tổng hợp và oxit nhôm. Giúp cho ván sàn chống trầy xước, trơn trượt, thấm nước, va đập mạnh và mối mọt.

Lớp tạo vân

Đây là phần tạo nên các đường vân giống như gỗ tự nhiên. Giúp ván sàn trở nên đẹp hơn. Mỗi loại sẽ có nhiều màu sắc, hình dạng vân đẹp tự nhiên để bạn lựa chọn.

Cốt gỗ

Cốt gỗ được xem như phần chính trong ván sàn gỗ chịu nước. Nó là hợp chất bột gỗ được ép ở nhiệt độ cao. Bao gồm: bột gỗ tán nhỏ, loại keo đặc biệt chịu được nước và một số chất phụ gia làm tăng chất lượng sản phẩm.

Lớp cân bằng

Lớp cân bằng là lớp cuối cùng, được làm từ vật liệu nhựa tổng hợp cùng với bột gỗ. lớp này có tác dụng chống mối mọt và ẩm mốc.

Sau khi ghép 4 phần chính của ván sàn thành các tấm HDF chịu nước, nhà sản xuất cắt thành các thanh gỗ và liên kết chúng thông qua các hèm khóa, sử dụng sáp nến. Điều đó sẽ đảm bảo chắc chắn, ngăn chặn sự xâm nhập của nước cũng như có thể lau chùi thường xuyên không sợ hư hại.

Sàn gỗ chống thấm hay chống nước

Sàn gỗ chống thấm nước  2

Nước có thể làm hỏng sàn gỗ của bạn. Sàn gỗ được làm từ gỗ tái chế hoặc sợi gỗ. Được ép lại với nhau. Sau đó, nó được thiết kế với một lớp chống melamine là lớp bề mặt đầu tiên có khả năng chống nước, chống trầy xước, bảo vệ toàn bộ tấm ván sàn và làm cho nó thân thiện với môi trường có trẻ em và vật nuôi.

Vấn đề nước sẽ ngấm bên trong lõi gỗ đi ra chứ không phải lớp trên cùng. Bạn nhận ra hệ thống hèm khóa trong sàn gỗ không phải là mối nối hoàn toàn chặt chẽ. Các đường nối khớp này có thể cho phép nước đọng ngấm vào lõi sợi. Điều này có thể làm cho tấm ván gỗ dễ hỏng hóc hơn. Các tấm gỗ không thể được chà nhám hoặc sửa chữa như sàn tự nhiên cao cấp. Bạn chỉ có thể thay thế một khi bị hỏng.

Đánh giá chất lượng sàn gỗ công nghiệp không thấm nước

Để đánh giá chính xác nhất khả năng kháng nước ở ván gỗ cần phải dựa vào những tiêu chí xác định cụ thể:

  • Chất lượng cốt gỗ: Cốt gỗ công nghiệp có 3 loại phổ biến là MFC, MDF, HDF. Trong đó, cốt HDF là loại ván có độ nén tỷ trọng bột gỗ cao nhất, khác biệt lớn so với các loại cốt gỗ ván dăm còn lại, ít đặc, trọng lượng nhẹ. Để so sánh thực tế, những loại ván HDF có khả năng chịu nước nhiều giờ hơn các loại ván dăm, độ trương nở cũng thấp hơn nhiều lần.
  • Tỷ lệ nén ép: Đây là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá đâu là sàn gỗ chịu nước tốt nhất. Tỷ lệ nén ép là con số phản ánh khối lượng gỗ được ép trong 1m3 thành phẩm là bao nhiêu.
  • Công nghệ xử lý bề mặt: Bề mặt ván gỗ là điểm tiếp xúc đầu tiên khi không may nước bị đổ lên sàn nhà hay trong quá trình vệ sinh. Bởi vậy, công nghệ xử lý bề mặt giấy decor rất quan trọng để tạo ra lớp bảo vệ thiết yếu cho sàn gỗ.
  • Lớp đáy cân bằng chống ẩm: Nước và hơi ẩm không chỉ thẩm thấu vào cốt gỗ qua bề mặt phía trên mà hơi ẩm nồm từ nền nhà cũng có thể thấm ngược lên gây hư hỏng sàn.
  • Hèm khóa: Một vị trí mà khá nhiều người lãng quên và ít quan tâm khi chọn sàn gỗ công nghiệp chịu nước là hèm khóa. Nhược điểm của các cạnh hèm trong quá trình vệ sinh rất dễ bị ngấm nước.

Chúng tôi hy vọng, bạn sẽ có những lựa chọn đúng đắn. Để biết thêm chi tiết, có thể liên hệ với Kho Sàn Gỗ Sài Gòn để nhận báo giá sàn gỗ công nghiệp chóng thấm nước Châu Âu được nhập khẩu và phân phối độc quyền.

5/5 - (3 bình chọn)

Sàn gỗ chống thấm nước tốt nhất - Sàn gỗ công nghiệp chịu nước