Trần nhựa là một loại vật liệu trang trí nội ngoại thất nhà cửa, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và lựa chọn để sử dụng. Trần gỗ nhựa còn được xem là một giải pháp thay thế cho trần gỗ và trần tự nhiên được ứng dụng nhiều trong các công trình, mang lại giá trị thẩm mỹ cao. Nhưng bạn đã biết chính xác Nhựa ốp trần là gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu và chi phí thi công lắp đặt như thế nào?… Chắc hẳn có rất nhiều câu hỏi đang được đặt ra trong đầu bạn nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này. Hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Tổng quát về ốp trần nhựa
Có những cách làm ốp trần nhựa giả gỗ
Trong thi công trần nhà hiện nay, có 2 cách làm trần nhà chính là trần chìm và trần thả (nổi).
Trần chìm
Đây là loại trần có cấu tạo khung xương hoàn toàn ẩn (chìm) trong các tấm nhựa. Việc không nhìn thấy khung xương sẽ giúp nó trông như trần nhà thông thường. Có được bề mặt phẳng, nhẵn nhụi làm cho việc trang trí, sơn màu trở nên đơn giản. Đó là ưu điểm của trần chìm, có tính thẩm mỹ cao, tạo nét đẹp cho căn phòng.
Trần nhựa được chia làm 2 loại chính:
Trần phẳng
Trần khi thi công xong có bề mặt phẳng với bộ khung xương bằng nhôm ẩn bên trong. Loại trần này thường không có hoạ tiết trang trí, việc thi công và hoàn thiện khá đơn giản.
Ưu điểm
- Quá trình thi công đơn giản, thời gian lắp đặt nhanh chóng.
- Mang lại không gian rộng rãi, thoáng đãng.
- Phù hợp với những nơi có diện tích không rộng lớn như căn hộ chung cư.
Nhược điểm
- Không có nhiều kiểu dáng, mẫu mã để đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Trần giật cấp
Phức tạp hơn và tạo ra nhiều kiểu dáng hơn trần thẳng, trần giật cấp tạo ra các khối hình khác nhau. Trần giật cấp chia làm các cấp khác nhau, giúp người thi công có thể tạo ra nhiều thiết kế tuỳ theo nhu cầu.
Ưu điểm
- Tính thẩm mỹ cao.
- Đa dạng mẫu mã và hình dạng để lựa chọn.
- Thích hợp với các không gian kiến trúc khác nhau.
Nhược điểm
- Thi công khó khăn và phức tạp, đòi hỏi trình độ tay nghề cao.
- Chi phí lắp đặt thường cao hơn các loại trần khác
- Nếu xảy ra hỏng hóc, phải thay thế gần như toàn bộ, gây tốn kém.
Trần thả (nổi)
Trần thả hay còn gọi là trần nổi là loại trần có toàn bộ kết cấu khung xương của trần nổi ra ngoài. Toàn bộ phần khung sẽ đỡ các tấm trần.
Ưu điểm
- Quá trình thi công nhanh gọn và đơn giản
- Giá thi công trần thả nhựa tương đối rẻ so với các loại hình thi công khác.
- Việc thay thế, sửa chữa không mấy phức tạp và nhanh chóng.
- Nhiều loại trần thả có khả năng cách âm rất hiệu quả.
- Có thể che giấu đường dây điện, các loại ống rất tốt.
- Cho phép dễ dàng cài đặt đèn và các thiết bị trên các tấm trần thả nhựa.
Nhược điểm
- Tính thẩm mỹ không cao.
- Khó áp dụng cho không gian kiến trúc nhỏ hẹp.
- Về mặt cấu trúc, trần thả không chắc chắn như trần nhà truyền thống.
- Bạn phải bảo quản, vệ sinh thường xuyên để trần thả bền lâu.
Lắp ốp trần nhựa giả gỗ như thế nào?
Trần nhựa (trần PVC) là loại trần nhà được làm từ nguyên liệu chính là bột nhựa PVC. Ngoài ra, để tăng thêm độ dai và khả năng chống cháy cho trần nhựa, trong thành phần cấu tạo của trần nhựa còn chứa một một số chất phụ gia khác.
Trần nhựa đã xuất hiện trên thị trường vật liệu thiết kế trần nhà từ rất lâu, cho đến nay loại trần nhà nhựa này vẫn là giải pháp hàng đầu được nhiều gia đình lựa chọn. Trần nhựa đáp ứng được yêu cầu chống nóng, chống tiếng ồn, chống thấm tốt mà giá thành lại rẻ hơn rất nhiều so với những loại trần khác nên được nhiều người ưa chuộng.
Cấu tạo chung và tiêu chí vật liệu ốp trần nhựa tốt
Nhựa ốp trần được cấu tạo cơ bản từ những hạt nhựa PVC có gốc Poly – vinyl trộn cùng với các chất phụ gia khác hoặc bột gỗ để tạo nên kết cấu rắn, vững chắc. Sự pha trộn tỷ lệ giữa các thành phần này sẽ quyết định đến chất lượng của tấm nhựa. Các tấm này thường được cấu tạo có hệ thống các khớp hèm khóa để liên kết với nhau. Bề mặt có thể dạng đơn sắc hoặc dạng trần nhựa vân gỗ mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn phong phú hơn. Nó được thiết kế dạng tấm với nhiều kích thước khác nhau sử dụng trong các công trình như ốp tường, ốp trần, vách ngăn,…
Nếu muốn chọn một trần nhựa tốt nhất trên thị trường thì bạn cần lưu ý đến các tiêu chí dưới đây:
Trần hựa bao nhiêu tiền 1m2?
Để đánh giá một sản phẩm tốt và chất lượng thì tiêu chí đầu tiên chúng ta cần quan tâm đến giá của sản phẩm. Hầu hết tấm nhựa ốp trần có giá dao động từ 250.000đ – 500.000đ/m2 (giá vật tư).
Đối với tấm nhựa PVC và sàn nhựa hèm khóa thì có giá khoảng 300.000đ/m2. Đây là phân khúc phù hợp với nhu cầu lắp đặt của từng hộ gia đình.
Chất liệu nhựa
Như đã đề cập ở trên, chất liệu nhựa bạn cần quan tấm đến PVC và PE. Vì đây là loại nhựa tốt hiện nay có chất lượng tốt và thân thiện môi trường, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Bảo hành
Đối với sản phẩm trần nhựa thường được bảo hành ít nhất 2 năm thi công lắp đặt. Nếu Quý Khách chọn đơn vị thi công chuyên nghiệp sẽ được bảo hành từ 5 đến 10 năm.
Địa chỉ mua
Vậy nên mua tấm nhựa ốp trần ở đâu giá rẻ?
Tấm nhựa ốp trần PVC được bán rất nhiều tại các cửa hàng trang trí nội ngoại thất tại TP. HCM. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến trực tiếp hệ thống showroom Sàn Gỗ Sài Gòn để tham khảo mẫu tấm nhựa và sàn nhựa hèm khóa để được tư vấn ốp trần tốt nhất.
Trần nhựa đẹp đơn giản
Có bao nhiêu loại ốp trần nhựa giá rẻ
Dựa vào thành phần cấu tạo có thể chia tấm trần giả gỗ thành ba loại chính khá phổ biến trên thị trường hiện nay.
Ốp trần bằng sàn nhựa hèm khóa SPC
Ốp nhựa SPC (Stone Plastic Composite) là vật liệu Composite được cấu tạo với chất nền là nhựa (Plastic) thường dùng là nhựa PVC kết hợp với bột đá (Stone) tạo thành chất liệu bền, cứng cáp, lại có độ dẻo linh hoạt phù hợp cho nhiều vị trí lắp đặt. Tấm ốp SPC được thiết kế hệ thống hèm khóa thông minh giúp việc lắp đặt thuận tiện, kể cả vị trí trên cao. Một gợi ý cho bạn khi chọn sàn nhựa SPC là dòng sàn nhựa hèm khóa Amazfloor. Đáp ứng được các yếu tố phù hợp như trọng lượng nhẹ, thuận tiện lắp đặt, tuổi thọ cao và có khả năng chống nóng cho căn phòng. Với mẫu mã hết sức đa dạng từ thiết kế vân gỗ đến màu sắc, chắc chắn sẽ mang lại cho bạn bộ sưu tập với đa dạng kiểu dáng, rất đáng để bạn cân nhắc.
Ốp trần bằng ván gỗ nhựa WPC
Nguyên liệu để sản xuất trần gỗ nhựa WPC (Wood Plastic Composite) là các hạt nhựa PVC gốc Vinyl kết hợp với bột gỗ, nung ở nhiệt độ cao tạo thành hợp chất có độ rắn chắc tương đối cao, chịu lực tốt. Sự kết hợp giữa hai nguyên liệu này sẽ cho ra sản phẩm có màu sắc tự nhiên của gỗ đẹp mắt và sang trọng. Loại trần WPC nổi tiếng trên thị trường hiện nay có thể nhắc đến là tấm ốp trần Skywood.
Thương hiệu này có ưu điểm vượt trội hơn những loại tấm ốp trần khác đó là ở khả năng thích nghi cực tốt trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, lắp được cả ở trong nhà và ngoài trời. Ván WPC có khả năng kháng nước tuyệt đối nên bạn sẽ không lo về vấn đề hư hao sau thời gian dài sử dụng. Giá thành cũng tương đối phù hợp cho đại đa số khách hàng có nhu cầu sử dụng nó. Để so sánh 2 loại tấm ốp nhựa phổ biến SPC và WPC thì do tấm gỗ nhựa WPC có kết hợp thêm bột gỗ nên độ cứng chắc cao hơn, phù hợp lắp đặt cho cả trần trong nhà lẫn ngoài trời. Ngược lại, SPC có cấu tạo đơn giản nên giá tấm nhựa ốp trần SPC có phần rẻ hơn so với loại WPC.
Ốp trần bằng tấm nhựa PVC
Được cấu tạo từ nhựa PVC (Poly – vinyl chloride) và một số chất phụ gia tạo nên một tấm ván có kết cấu rắn chắc. Tấm ốp trần PVC có độ bền cơ học và khả năng cách điện tốt, chịu nhiệt cao. Các loại ốp trần giả gỗ PVC thường có màu đơn sắc, phù hợp với những nhu cầu thiết kế đơn giản. Do cấu tạo đơn giản nên giá trần nhựa PVC rẻ hơn so với 2 loại trên, phù hợp cho những nhu cầu cơ bản, tiết kiệm kinh phí.
Ưu nhược điểm ốp trần nhựa giả gỗ
Với tấm ốp nhựa có khá nhiều sự lựa chọn cho khách hàng khi chọn mua sản phẩm này. Để chọn được loại tấm ốp phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của gia đình, bạn có thể tham khảo bảng so sánh Ưu – Nhược điểm các loại tấm ốp trần nhà giả gỗ dưới đây. Có thể đây sẽ là cơ sở cho bạn đưa ra những quyết định quan trọng và đúng đắn.
Nên lắp đặt ốp nhựa trần thay vì ốp trần nhựa công nghiệp
Những lý do bạn nên lắp trần nhựa thay vì trần gỗ công nghiệp:
- Mẫu mã đa dạng, màu sắc và vân gỗ đẹp tự nhiên
- Trọng lượng nhẹ, dễ dàng thi công lắp đặt
- Không cong vênh mối mọt và khả năng chịu nước tốt
- Chống cháy và cách nhiệt khá tốt
- Thân thiện môi trường và không bám bụi
- Dễ dàng vệ sinh lau chùi
- Giá thành rẻ so với gỗ công nghiệp và tự nhiên.