Giá trần nhựa giả gỗ là một trong những loại trần nhà có mức giá hợp lý nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, khả năng chống nóng, cách nhiệt, cách âm tương đối tốt nên được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình. Với mẫu mã đa dạng phù hợp với mọi thiết kế, phong cách kiến trúc khác nhau giúp cho không gian ngôi nhà trở nên hoàn hảo hơn. Nếu bạn đang tìm kiếm những mẫu trần nhựa đẹp, được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay, đồng thời cần tìm một đơn vị thi công trần nhựa uy tín thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về giá trần nhựa giả gỗ
Giá trần nhựa
Giá trần nhựa là loại vật liệu ốp lót được thiết kế thích hợp cho trần nhà, sử dụng chất liệu bằng nhựa dạng tấm ốp lên trần và lắp ráp nối dài nhau tạo thành. Đặc điểm của tấm nhựa ốp trần là có trọng lượng nhẹ, chống chịu được mọi thời tiết khắc nghiệt và mang lại cảm giác mát mẻ cho không gian sử dụng. Cấu tạo bền chắc đảm bảo khả năng cố định được ở vị trí trên cao.
Giá trần nhựa được cấu tạo cơ bản từ những hạt nhựa PVC có gốc Poly – vinyl pha lẫn với các chất phụ gia khác hoặc bột gỗ để tạo nên kết cấu rắn, vững chắc. Sự pha trộn tỷ lệ giữa các thành phần này sẽ quyết định đến chất lượng của tấm nhựa. Các tấm này thường được cấu tạo có hệ thống các khớp hèm khóa để liên kết với nhau.
Bề mặt có thể dạng giá trần nhựa đơn sắc hoặc dạng trần nhựa vân gỗ mang đến cho người dùng nhiều sự lựa chọn phong phú hơn phù hợp với nhiều gia đình. Nó được thiết kế dạng tấm với nhiều kích thước khác nhau sử dụng trong các công trình như ốp tường, ốp trần, vách ngăn.
Để chọn mua được tấm ốp trần nhựa chất lượng tốt giá trần nhựa hợp lý, có thể không phải là điều đơn giản với nhiều người. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn thì những gợi ý tiêu chí đánh giá tấm nhựa ốp trần loại tốt dưới đây sẽ giúp ích được cho bạn đấy! Đây có thể được coi là yếu tố then chốt tạo nên chất lượng tấm ván trần gỗ nhựa. Một tấm ván nhựa loại tốt phải được làm từ nhựa nguyên sinh chưa qua tái chế, nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng. Các hạt nhựa nguyên sinh được kết hợp thêm với các chất khác như gỗ hoặc bột đá sẽ giúp tăng kết cấu, tạo độ cứng chắc cho tấm ván. Cách đơn giản để xác định ván nhựa tốt ta dựa vào chất liệu, đó là so sánh trọng lượng của các loại với nhau.
Giá trần nhựa giả gỗ
Vậy bạn đã biết giá trần nhựa giả gỗ bao nhiêu 1m2 chưa và nên chọn loại nào để lắp đặt cho ngôi nhà của mình? Trong bài viết này sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin cũng như ưu nhược điểm của các loại nhựa đóng trần đang phổ biến nhất.
Trần nhựa giả gỗ là loại vật liệu xây dựng mới, được sản xuất từ thành phần chính là nhựa và bột gỗ. Trước đây, trần nhựa PVC được sử dụng khá phổ biến. Tuy nhiên, hiện nay, trần nhựa giả gỗ WPC hay trần nhựa composite mới là sản phẩm hàng đầu trong lắp đặt trần nhà hiện đại.
Giá trần nhựa giả gỗ có bề mặt được trang trí các họa tiết vân gỗ để gia tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Từ trước đến nay, vẻ đẹp sang trọng, tự nhiên đã khiến gỗ trở thành vật liệu trang trí nội ngoại thất rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, gỗ tự nhiên có nhược điểm rất lớn là mức giá cao và khả năng chống chịu nước chưa cao.
Giá trần nhựa giả gỗ ra đời đã khắc phục được toàn bộ những nhược điểm này của gỗ tự nhiên. Sản phẩm vừa minh họa được trọn vẹn vẻ đẹp chân thực của gỗ, vừa có giá thành rẻ và khả năng chống thấm nước gần như tuyệt đối. Chính vì vậy, sản phẩm này đang dần thay thế các chất liệu ốp trần truyền thống trước đây.
Báo giá trần gỗ nhựa
Trần gỗ nhựa khác nhau
- Giá trần gỗ nhựa giả phụ thuộc vào chất liệu sử dụng. Tùy thuộc vào chất liệu, có một số loại trần gỗ nhựa khác nhau có sẵn trên thị trường hiện nay. Có thể kể đến như nhựa PVC, nhựa Composite, nhựa WPC…
- Báo giá trần gỗ nhựa cũng khác nhau tùy thuộc vào vị trí lắp đặt trên trần. Mâm trần, góc trần, trang trí trần…
- Giá của Trần gỗ nhựa phụ thuộc vào mẫu mã, màu sắc và chức năng của nó.
Tùy thuộc vào công ty cung cấp trần gỗ nhựa
- Thực tế là, do trần gỗ nhựa đang trở nên phổ biến hiện nay, các nhà cung cấp ngày càng đưa ra nhiều mẫu mã mới.
- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi và giá trần gỗ nhựa khác nhau tùy vào từng công ty.
- Giá vật tư cũng phụ thuộc vào quy mô, mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận của từng nhà cung cấp.
- Chẳng hạn, vì khosangosaigon không bán hàng qua trung gian, nên giá bán luôn là giá tại xưởng.
BẢNG SO SÁNH ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CÁC LOẠI TẤM ỐP TRẦN NHỰA | |||
Ốp trần nhựa PVC | Ốp trần gỗ nhựa WPC | Ốp trần nhựa SPC | |
Ưu điểm | Giá thành rẻ | Độ cứng chắc cao | Độ cứng chắc cao |
Trọng lượng nhẹ nên vận chuyển và thi công dễ dàng. | Thẩm mỹ đẹp hơn với bề mặt giả gỗ, màu sắc bền lâu. | Mẫu mã đa dạng để lựa chọn. | |
Chống nước, không ẩm mốc, không cong vênh. | Khả năng chống cháy lan tốt. | Chống nước tốt, chống ẩm mốc, không cong vênh. | |
Chịu nước tốt, không ẩm mốc, không cong vênh | Được phủ lớp sợi thủy tinh nên bề mặt giúp chống xước, hạn chế vết bẩn | ||
Nhược điểm | Khả năng chịu lực kém do tấm ván có độ cứng chắc không cao. | Giá thành cao hơn so với trần nhựa PVC. | Giá thành cao hơn so với trần nhựa PVC. |
Mẫu mã đơn giản, không có nhiều lựa chọn về thiết kế. | Kết cấu chắc nặng hơn trần nhựa PVC nên cần gia cố hệ thống khung xương chắc chắn. | Kết cấu chắc, nặng hơn trần nhựa PVC nên cần gia cố hệ thống khung xương chắc chắn. |
Có nên ốp trần nhà nhựa cao cấp hay không?
Để trả lời cho câu hỏi Có nên sử dụng trần nhựa không? Bạn nên tham khảo qua một số tính năng của tấm ốp trần để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất nhé! Có thể kể đến đặc tính vượt trội sau:
- Chống nóng: Thông thường các cửa hàng hoặc những ngôi nhà được xây từ nhiều năm trước, kết cấu hạ tầng không còn mới sẽ sử dụng tấm nhựa để chống nóng cho trần nhà, khả năng chống nóng của loại vật liệu này vô cùng hiệu quả, có thể lên đến 90%.
- Trọng lượng nhẹ: So với các vật liệu thiết kế trần nhà khác như trần gỗ thì trần WPC có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều. Chính vì vậy, quá trình vận chuyển, thi công cũng rất dễ dàng, nhanh chóng, không gặp quá nhiều khó khăn.
- Chống ồn, chịu nước: Được tổng hợp từ nhiều nguyên liệu cùng các chất phụ gia có chất lượng tốt nên mang lại khả năng chống ồn, chịu nước hiệu quả. Sàn nhựa vinyl cuộn hèm khóa cũng là lựa chọn thích hợp cho nhiều gia đình
Ngoài khả năng chống mối mọt, chống nước, cách điện tốt, giá thành phải chăng, trần gỗ nhựa còn được xem như là một biện pháp tối ưu, hoàn thiện cho ngôi nhà bạn. Một lựa chọn vừa kinh tế, vừa nâng cao chất lượng cuộc sống thì không có lý do gì lại bỏ qua một sản phẩm tích hợp được nhiều ưu điểm như trên
Tiêu chí đánh giá tấm trần nhựa loại tốt
Thi công trần nhựa giả gỗ
Ốp trần có quy trình thi công trần nhựa giả gỗ phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng chuyên môn hơn so với việc ốp trần nhà nhựa. Cách lắp trần nhựa cơ bản có những bước sau:
Bước 1: Xác định độ cao, kích thước trần nhà
Xác định cao độ của trần, lấy số chiều cao trần bằng ống divo hoặc máy laze. Đánh dấu vị trí bằng bút mực trên vách hay cột để xác định vị trí thanh viền tường. Thông thường, ta nên vạch số cao độ trần ở mặt dưới tấm trần cho dễ nhận diện. Đây là bước đầu Thi công trần nhựa giả gỗ quan trọng nhất vì theo ông cha ta nói là: “sai một li đi một dặm”
Bước 2: Cố định thanh viền tường
Cố định thanh viền tường còn tùy vào từng loại vách mà sử dụng khoan hay búa đóng đinh để cố định thanh viền tường vào vách hay tường theo độ cao đã xác định. Sau đó, bắt vít hoặc đóng đinh với khoảng cách không quá 300mm.
Bước 3: Phân chia ô trần
Phân chia ô theo tỷ lệ để đảm bảo cân đối độ rộng của tấm trần và khung trần thả, khoảng cách của thanh phụ có thể là 610 x 610mm hoặc 600 x 600mm. Với sàn bê tông, sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào sàn, liên kết bằng các tia thép pát 2 lỗ, cắt tia dây bằng chiều dài phù hợp với chiều dài của trần. Gắn tender vào tai dây, sau đó gắn lên pát 2 lỗ. Sau đó, treo lên sàn bê tông.
Bước 4: Xác định điểm treo ty (Ty là một thanh thẳng, có chiều dài dao động từ 1 – 3 mét, dùng để liên kết các kết cấu phụ)
Khoảng cách các điểm treo ty trên thanh chính là ≤ 1200mm. Khoảng cách từ vách tới móc thành chính đầu tiên ≤ 610mm. Với sàn bê tông, sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào nó. Với mái tôn, ty treo sẽ liên kết trực tiếp vào xà gỗ hoặc dùng pát 2 lỗ.
Bước 5: Lắp đặt khung thanh chính và khung thanh phụ
- Thanh chính và thanh phụ: được liên kết với nhau bằng cách gắn đầu ngầm của thanh này với thanh kia, khoảng cách giữa 2 thanh chính nhỏ hơn hoặc bằng 1220mm.
- Thanh phụ: được lắp vào các lỗ mẫu trên thanh chính bằng đầu ngầm trên 2 thanh, khoảng cách giữa 2 thanh phụ nhỏ hơn hoặc bằng 610mm. Thanh phụ được liên kết vào các lỗ mẫu trên thanh bằng đầu ngầm.
Bước 6: Cân chỉnh khung
Sau khi lắp đặt xong, cần điều chỉnh cho khung ngay ngắn, thẳng hàng. Mặt bằng khung phẳng nên điều chỉnh tender cho khung trần đúng cao độ của tường hoặc cột.
Bước 7: Lắp đặt tấm trần lên khung
Lắp các tấm trang trí hoặc tấm sợi khoáng lên khung đã điều chỉnh: quy cách tấm trần theo quy cách khung xương đã lắp đặt, quy cách tấm trần lắp đặt phải cân chỉnh lại sao cho mặt bằng trần thật phẳng.
Lưu ý: Cần sử dụng kẹp giữ cho các tấm trần được nhẹ hơn (ít nhất 2 kẹp, mỗi bên mỗi góc 1 kẹp). Như vậy là đã hoàn thành quá trình thi công trần nhựa giả gỗ. Hy vọng với hướng dẫn cách đóng trần gỗ nhựa cơ bản trên đây sẽ giúp bạn nắm được các quy trình và thực hiện thành công nhé!
Trên đây là một số thông tin cơ bản về vật liệu ốp trần giả gỗ và một số loại trần nhựa phổ biến trên thị trường hiện nay. Nếu vẫn còn thắc mắc chưa được giải đáp, hãy để lại tin nhắn cho chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất! Hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được chất liệu phù hợp cho gia đình mình. Chúc bạn thành công!